Dân chủ Làng xã ở Lão Hộ

road_Lao_Ho Lao Ho has a scarce road network in the middle of rice fields

Những con đường mới đắp, những phòng họp làng xã mới xây, những đập nước và hệ thống tưới tiêu...Đây mới chỉ là một số kết quả vật chất của dự án phát triển cộng đồng mà Liên minh Phục vụ Môi trường và Phát triển, (CED), một tổ chức Phi Chính phủ (NGO) Phần Lan, với tài trợ của Đại Sứ quán Phần Lan tại Hà Nội, cùng cộng tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, triển khai tại các làng xã nông thôn nghèo ở miền Bắc Việt Nam.

Xã Lão Hộ, ở Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang, là một trong 10 xã được thụ hưởng Dự án Phát triển Cộng đồng nhan đề “Tự lực cánh sinh và Phát triển Làng xã tại Việt Nam” nhằm giúp dân làng tự lực cách sinh thông qua việc tự tổ chức, thực thi dân chủ địa phương và tăng cường quyền lực. Mặc dù chỉ cách Hà Nội 80km, Lão Hộ giống như một thế giới khác, với những cánh đồng lúa xanh rờn bạt ngàn, thẳng cánh cò bay, không khí trong lành, trâu bò lững thững dạo bước đó đây... không có hàng ngàn chiếc xe máy phóng loạn trên đường phố. Do đó không lấy gì làm ngạc nhiên là người dân ở khu vực này chủ yếu dựa vào nông nghiệp để sinh sống.       

LaoHo car stuck New roads are urgently needed in the commune and surrounding areas

Sau khi bắt đầu triển khai dự án ở Lão Hộ năm 2006, dân làng ở đây đã được thấy có nhiều cải thiện trong cuộc sống của họ. Kết quả vật chất của chương trình này là những con đường mới xây trong xóm và quanh làng. Trước khi triển khai dự án này, Lão Hộ hầu như bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, đặc biệt trong mùa mưa, khi đường làng trở thành những vũng bùn trơn ướt, hoặc tệ hơn, chúng hầu như hoàn toàn biến hẳn. Nhưng cùng với những con đường mới đắp, phần lớn do chính dân làng góp công góp của xây dựng nên, thế giới bên ngoài giờ đây đã vươn tới Lão Hộ theo một cách mới, các thương nhân từ Hà Nội đã có thể tới được Lão Hộ để thu mua nông sản, rồi đem bán tại các chợ ở Hà Nội và các thành phố, thị xã kế cận khác. Ngoài ra, chính dân làng cũng có thể đi tới các chợ ở địa phương để bán sản phẩm của mình. Và tình hình đó đã làm tăng sinh kế của họ, đồng thời nâng cao mức sống của người dân địa phương nói chung. 

Lao_Ho_village_meeting Mrs Tam from CED and a representative from the Finnish Embassy meet with the Lao Ho Village Board

Tuy nhiên, những lợi ích vật chất của dự án này chỉ là tác dụng tích cực của mục tiêu thực tế của dự án: đó là cung ứng cho người dân ở các làng xã nghèo những công cụ cần thiết để họ tự tổ chức bản thân và tăng cường khả năng họ có thể tham gia vào quá trình đề ra quyết định của xã. Để đạt được điều đó, Liên minh Phục vụ Môi trường và Phát triển cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ VN tạo dựng một khuôn khổ cho phép dân làng được nói lên tiếng nói của họ, tự đề ra quyết định và thực hành dân chủ. Chương trình này phát huy tác dụng thông qua các cuộc họp làng xã, bầu ra một Ban Phát triển Xã gồm 5 -7 thành viên. Nhiệm vụ trước tiên của Ban này là vạch ra một kế hoạch phát triển của làng xã thật chi tiết và Cuộc Họp Làng sẽ kiểm tra và thông qua. Để thực thi các kế họach này, Liên minh Phục vụ Môi trường và Phát triển đã tặng cho làng một khoản quyên góp nhỏ, thường là ¼ tổng số quỹ cần có, số còn lại cùng với công việc thực tế thì chính dân làng sẽ đóng góp tự lo liệu, thu xếp lấy.

Dự án này đã thành công, ở Lão Hộ và ở những nơi khác nữa. Bà Tâm, Điều phối viên Dụ án, cán bộ của Liên minh Phục vụ Môi trường và Phát triển, cho biết lúc đầu chính quyền không tin lắm vào chương trình này vì người dân ở cơ sở thường không quen với việc tham gia vào các quyết định liên quan đến họ. Hệ thống hành chính chia nhiều cấp bậc thích cái mô hình quyền lực từ trên giội xuống; các quyết định được đề ra từ cấp trung ương và tỉnh-huyện, người dân ở cấp cơ sở không cảm thấy họ có quyền gì đối với những quyết định có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ cả. Trong bối cảnh này, ý tưởng dân chủ địa phương dường như hợi lạc lõng đối với cả các nhà chức trách địa phương và bản thân các dân làng. Tuy nhiên, ý chí đề ra các quyết định vẫn còn đó, nhưng các cơ cấu để thực thi thì không có, hoặc không có các phương tiện khác để nhân dân địa phương tham gia. Và đây chính là chỗ  Liên minh Phục vụ Môi trường và Phát triển cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ VN đã nhảy vào để hỗ trợ.

Lao_HO_road Inspecting the road built with the funding from CED

Bà Tâm, Điều phối viên Dụ án, cán bộ của Liên minh Phục vụ Môi trường và Phát triển, phát biểu: “Qủa có nhiều biến đổi thực sự trong những hành động của người dân tại các xã này.” Và chắc chắn, tác dụng tăng cường sức mạnh tích cực đã thể hiện trông thấy: Dân làng dường như nhận thức được nhiều hơn về những khả năng có thể của họ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Thực tế, Ban Phát triển Xã ở Lao Hộ vẫn còn đang trong quá trình thảo luận trao đổi về một dự án tiếp theo mà họ muốn triển khai trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Bà Tâm phát biểu: “Một tấm gương tuyệt vời về tác dụng tăng cường sức mạnh tích cực của chương trình, họ bắt đầu bằng đường xá và rồi giờ đây đi đến nhận thức được rằng trong xã còn nhiều việc phải làm, và họ có sức mạnh có thể thay đổi tất cả những gì cần thay đổi.”