Việt Nam và Phần Lan ký Bị vong lục về Chương trình Đối tác Năng lượng và Môi trường Khu vực Sông Mekong

EEP_logo

Ngày 17.8.2010, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Phần Lan đã ký bản Bị vong lục (Memorandum of Understanding – MOU) về hợp tác trong Chương trình Đối tác Năng lượng và Môi trường Khu vực Sông Mekong (EEP Mekong). Chương trình EEP Mekong (2009-2012) nhằm mục tiêu hỗ trợ việc cung ứng và sử dụng rộng rãi hơn loại năng lượng tái sinh và chống biến đổi khí hậu ở Khu vực Mekong. Lần Kêu gọi thứ hai cho các đề xuất EEP được công bố ngày 2.8.2010 và sẽ đóng sổ ngày 10.9 2010.

EEP2 Ký kết bản Bị vong lục

Với việc ký kết bản Bị vong lục, Chính phủ Phần Lan đã tăng cường sự ủng hộ của mình đối với Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch và bảo vệ môi trường. Việc ký kết bản Bị vong lục cũng có thể được coi như việc Chính phủ Việt Nam coi trọng những nỗ lực của mình nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế xã hội, tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2020.  

Chương trình EEP Mekong (2009-2012) nhằm mục đích hỗ trợ việc cung ứng và sử dụng rộng rãi hơn loại năng lượng tái sinh và chống biến đổi khí hậu ở Khu vực Mekong. Đó là chương trình cung cấp viện trợ nhằm đẩy mạnh việc sử dụng loại năng lượng tái sinh, tính hiệu quả của năng lượng và các công nghệ sạch, do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF) tài trợ. Chương trình này họat động trên bình diện quốc gia và khu vực và tạo điều kiện dễ dàng cho việc sử dụng những tri thức chuyên môn, thúc đẩy phát triển những cơ chế đổi mới và tài trợ bền vững đối với các dịch vụ năng lượng tái sinh (RE). Các nước đối tượng được hưởng tài trợ là Việt Nam, Căm-pu-chia, Lào và Thái Lan.  

EEP_1 Bà Elina Poikonen công tác tại Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội trong lễ ký kết

Chương trình này họat động bằng cách cung cấp tài trợ cho các dự án , các công trình nghiên cứu, phát triển năng lực và chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề này. Chương trình EEP Mekong là một chương trình xuất phát từ đòi hỏi, và đẩy mạnh quan hệ đối tác công-tư và nhằm mục đích tăng cường những quan hệ đối tác kinh doanh giữa các nước, các cơ quan và các doanh nghiệp.

Giới thiệu Chương trình EEP Mekong

Ý tưởng Chương trình EEP Mekong dựa trên cơ sở một Chương trình EEP tồn tại trong thực tế, đã họat động thành công tại Trung Mỹ từ năm 2004 đến nay. Tiếp sau việc xác định khu vực Mekong là một trong những nơi cần hợp tác khu vực, nơi các biện pháp phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề thời sự chủ chốt, Bộ Ngoại giao Phần Lan đã cử một phái đoàn tới Khu vực Mekong vào đầu năm 2008. Trong số nhiều lĩnh vực có tính thời sự khác, phái đoàn đã công nhận nhiều ý tưởng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái sinh phù hợp với các mục tiêu phát triển của Phần Lan và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).

EEP3 Tăng cường sử dụng năng lượng tái sinh góp phần bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam

Kết quả là một cuộc hội thảo khu vực được tổ chức ở Bangkok tháng 10 năm 2008, với mục đích tập hợp các bên tham gia khác nhau như các quan chức chính phủ, các đại diện khu vực tư nhân, các trường đại học, các viện nghiên cứu, và các Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs), nhằm thảo luận tình hình năng lượng tái sinh ở khu vực Mekong và thăm dò các con đường hợp tác và quyền lợi của Khu vực Mekong trong việc hoạch định chương trình EEP, trên cơ sở nguyên tắc của EEP Trung Mỹ. Tiếp theo cuộc hội thảo, các quan chức chính phủ Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, và Bộ Ngoại giao Phần Lan đã bàn thảo bản chương trình dự thảo đầu tiên. Các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí hợp tác hơn nữa và thiết lập một cơ quan điều phối khu vực tại Bangkok, trong khuôn khổ của Viện Công nghệ Á châu (AIT).

Bộ Ngoại giao Phần Lan đã chấp thuận một Kế họach Tham gia với Khu vực Mekong vào tháng 11. 2008, tập trung vào vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái sinh. 

Những ai có thể nộp đơn xin tài trợ?

Tài trợ có thể được cấp cho các Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs), các công ty, các sáng kiến công và tư, các trung tâm nghiên cứu và các công ty tư vấn. Nhằm tăng cường chuyển giao công nghệ, sự hợp tác giữa các nước tài trợ với các tổ chức phát triển dự án trong nước được khuyến khích, nhưng không bắt buộc.

Bản giới thiệu dự án có thể được trình bày bởi một đơn vị nộp đơn hoặc bởi một đơn vị nộp đơn lãnh đạo cả một nhóm. 

Kể từ khi bắt đầu triển khai chương trình này vào cuổi 2009 đến nay đã có hai lần kêu gọi cho các đề xuất EEP: lần thứ nhất vào tháng 10. 2009, với một số khá lớn các đề xuất – 162 đề xuất, trong đó 54 đề xuất là của Việt Nam. Lần thứ hai vào 2 tháng 8, 2010 và sẽ đóng sổ vào 10 tháng 9 năm 2010.

Để có thêm thông tin, đề nghị truy cập mạng  www.eepmekong.org(Liên kết tới Trang thông tin khác.) Mở trên cửa sổ mới