Chuyến đi của Tekes và IPP tại Việt Nam: Bước khởi động đầy hứa hẹn và những cơ hội cộng tác giữa Phần Lan và Việt Nam

Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo IPP được đón tiếp một vị khách đặc biệt từ Phần Lan đến để tham dự hành trình cùng sáng tạo dọc đất nước Việt Nam. Ông Minh Lâm từ Tekes, Tổ chức Tài trợ cho Sáng tạo của Phần Lan, đã gặp gỡ một số trung tâm phát triển kinh doanh và khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ông cũng có cơ hội thảo luận các bước cộng tác cụ thể với các đại diện của Team Finland tại Việt Nam và các tổ chức đối tác là NATIF và NATEC, cả hai tổ chức công này đều cung cấp hỗ trợ và tài trợ cho đổi mới sáng tạo. Là một người gốc Việt, ông Minh hiện đang phụ trách về hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan và một phần nhóm dự án trong Lĩnh vực BEAM, bao gồm các dự án với tổng giá trị 50 triệu Euro do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Tekes đồng thực hiện để hỗ trợ cho các dự án Đổi mới Sáng tạo Phần Lan ở các nước đang phát triển. Là một đầu mối liên lạc then chốt trong tương lai giữa các công ty Phần Lan và Việt Nam, ông Minh đã chia xẻ về chuyến đi của mình.

Ông Minh Lâm

Thưa ông Minh, xin ông cho biết một chút thông tin về cá nhân ông cũng như những kinh nghiệm và mối liên kết của mình tại Việt Nam.

– Thật ra tôi sinh ra tại Việt Nam, và bắt đầu học Tiểu học tại đây, vì vậy tôi vẫn nhớ rất nhiều điều về Việt Nam. Sau khi chuyển sang sống ở Phần Lan, may mắn là tôi vẫn được tiếp tục nói Tiếng Việt với bố mẹ mình. Khi học Trung học, tôi về thăm Việt Nam thường xuyên hơn. Đó là thời kỳ mà Việt Nam mới mở cửa.

– Tôi gia nhập Tekes 10 năm trước. Mặc dù công việc chính của tôi là đánh giá các dự án khác nhau và cấp tài trợ cho các công ty Phần Lan, nhưng công việc này luôn luôn đòi hỏi sự hợp tác quốc tế với nhiều quốc gia khác nhau. Tôi vẫn chạy một chương trình thâm nhập thị trường trong đó hàng năm chúng tôi đưa 15 công ty Phần Lan vào thị trường Hoa Kỳ và một số công ty vào Trung Quốc.

– Do là người gốc Việt, tôi vẫn luôn dõi theo sự phát triển của đất nước này. Tôi rất vui mừng được thấy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua. Đã có những công ty Phần Lan đang chuyển trọng tâm sang Đông Nam Á, và cụ thể là Việt Nam. Nhằm đáp ứng những nhu cầu này, chính phủ Phần Lan đã khởi động một chương trình có tên là BEAM, để nắm bắt những cơ hội này ở các nước đang phát triển. Cùng với IPP chúng tôi có thể kết nối các tổ chức của Phần Lan và Việt Nam để làm sao cho hai bên cùng có lợi. Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc thiết lập một hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia hoạt động hiệu quả.. Chúng tôi rất mong muốn được chứng kiến một môi trường kinh doanh bền vững ở Việt Nam, mà ở đó tạo ra những sự khởi động mới.

Sauk hi dành một tuần ở Việt Nam để gặp gỡ các nhóm và các nhân vật chủ chốt, ấn tượng và những gì ông có được sau chuyến đi là gì? Theo quan điểm của ông, thị trường Việt Nam đã thay đổi ra sao trong những năm qua?

– Đến giờ tôi chưa liên hệ trực tiếp với các công ty Việt Nam, mặc dù tôi vẫn theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường. Trong một tuần, tôi đã gặp gỡ gần 50 trung tâm phát triển kinh doanh và khởi nghiệp. Tôi rất thích được nhìn thấy cùng một niềm đam mê của các doanh nhân trẻ, cho dù họ có ở Phần Lan, Thung lũng Silicon hay ở Việt Nam.

Từ khi khởi động vào tháng 12 năm ngoái, IPP đã và đang mời Đề xuất bày tỏ sự quan tâm từ các công ty và tổ chức đổi mới sáng tạo mới của Việt Nam, những đơn vị đang phát triển các dịch vụ cho những công ty mới ở địa phương. Một đội ngũ đầy hứa hẹn – gồm tổng cộng khoảng 70 người – được mời đến các cuộc họp cùng sáng tạo ở bốn thành phố. Thưa ông Minh, ông đã nghe trình bày từ 30 nhóm ở TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, và gặp gỡ thảo luận cụ thể hơn với một số nhóm trong đó. Ông đánh giá thế nào về chất lượng của các nhóm này, và về những ý tưởng dự án của họ. So với các công ty mà ông gặp hàng ngày ở Helsinki thì ông đánh giá họ thế nào?

– Các nhóm mà tôi gặp, họ rất sáng tạo và tôi có thể thấy rõ ràng mức độ cam kết của họ trong đối với việc kinh doanh cũng như đối với công ty. Trong số họ, có mộ chủ doanh nghiệp trẻ thậm chí còn bán cả nhà của cô ấy để lấy vốn và theo dduoir giấc mơ doanh nhân của mình. Tôi có thể nói rằng trên nhiều phương diện, các công ty này phù hợp làm đối tác của bất kỳ công ty nào ở Helsinki.

– Đồng thời tôi cũng nhận ra được nhu cầu phải nâng cao kỹ năng cũng như kiến thức quản lý và làm chủ doanh nghiệp của họ. Hơn nữa, mạng lưới kinh doanh quốc tế là cực kỳ cần thiết. Tìm được nguồn tài trợ ban đầu dường như cũng là một vấn đề ở Việt Nam. Tôi tin tưởng IPP có thể giúp cung cấp tài chính cho một số dự án trong giai đoạn đầu, và về ảnh hưởng lâu dài, IPP có thể giới thiệu các khóa học quản lý cho các doanh nhân.

Ông Minh gặp gỡ nhóm Triip.me ở Thành phố Hồ Chí Minh

Theo như ông nói thì thị trường Việt Nam có tiềm năng lớn. Nên chăng các công ty Phần Lan nên quan tâm hơn nữa tới Việt Nam?

– Câu trả lời chắc chắn là có. Việt Nam rất mong muốn mở cửa cho các công ty nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều người được đào tạo ở nước ngoài quay trở lại Việt Nam. Nhiều người trong số họ đã học tập ở những trường đại học danh tiếng. Chi phí nhân công ở Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với Trung Quốc. Tôi được biết có vài công ty Phần Lan đang xem xét khả năng chuyển các hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam.

– Tất nhiên là có những thách thức, nhưng tôi hy rằng tình hình sẽ dần cải thiện.

– Có lẽ đây chính là thời điểm hoàn toàn phù hợp, và chúng ta đã có sẵn một vài yếu tố. Đối với các công ty Phần Lan, Tekes và chương trình BEAM của chúng tôi sẽ giúp đỡ họ tìm kiếm cơ hội. Ngai tại Việt Nam chúng tôi có chương trình IPP cungv với các đồng nghiệp của mình trong các thành viên của Team Finland.

Trong chuyến đi này ông đã thảo luận về những cơ hội cộng tác khác nhau giữa các cơ quan nhà nước của Phần Lan và Việt Nam trong đổi mới sáng tạo, Tekes, NATIF và NATEC. Ông có thể cho biết thêm về các lý do và mục tiêu của sự hợp tác như thế này không? Và Tại sao nó mang lại lợi ích cho cả Phần Lan và Việt Nam?

– Việt Nam đang cố gắng phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo của mình để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. Chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc xây dựng được một hệ thống đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới, mà nhờ đó Phần Lan và Tekes đã được biết đến. Phần Lan sẽ chấm dứt viện trở phát triển trực tiếp vào Việt Nam trong vài năm tới. Và đây là thời điểm tuyệt vời để xây dựng năng lực và bắt đầu cộng tác trong kinh doanh.

– Trong tương lai gần tôi muốn được chứng kiến các dự án hợp tác trong đó các tổ chức đối tác của chúng tôi là NATIF và NATEC sẽ hỗ trợ các tổ chức của Việt Nam, và Tekes sẽ cung cấp tài chính cho phía Phần Lan.

Ông có dự định sẽ quay về Việt Nam không?

– Một đoành doanh nghiệp Phần Lan và một số nhân vật chủ chốt sẽ đến Việt Nam vào tháng 5 và họ sx tìm hiểu các bước cộng tác tiếp theo giữa Phần Lan và Việt Nam. Tôi sẽ cố gắng quay lại khi có cơ hội và nếu cần. Có một điều chắc chắn là các công ty tôi gặp ở Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Các doanh nhân Việt Nam trẻ có cùng một niềm đam mê mà tôi đã thấy ở các quốc gia khác. Tôi hy vọng rằng tinh thần làm việc của họ sẽ được khuyến khích và nuôi dưỡng hơn nữa.

Thưa ông Minh, rất mong sẽ được gặp lại ông tại đây trong năm nay, đồng thời rất cảm ơn ông đã tham gia vào chuyến đi này và dành thời gian quý báu để đưa ra những lời khuyên cho các nhóm của chúng tôi cũng như những bên liên quan.

IPP Vietnam(Liên kết tới Trang thông tin khác.)