Hợp tác phát triển của Phần Lan tại Việt Nam: Phần Lan tập trung hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các vùng nghèo và đặc biệt khó khăn trong khuôn khổ Chương trình 135 giai đoạn 2 do Uỷ ban Dân tộc quản lý

Xây dựng một con đường đến ngôi làng ở tỉnh Lào Cai Giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống cho người dân ở các vùng đặc biệt khó khăn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hợp tác phát triển của Phần Lan tại Việt Nam. Dự án xây dựng năng lực với mục tiêu là làm cho các hoạt động cải thiện sinh kế hiệu quả hơn, hiện vừa kết thúc và được bàn giao cho cơ quan chủ quản của Việt Nam - Ủy ban Dân tộc vào ngày 23 tháng 6 năm 2011.

Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản chưa đến được với tất cả người dân

Mục tiêu của dự án xây dựng năng lực do Phần Lan tài trợ là cải thiện lâu dài chất lượng và hiệu quả của các dự án phát triển sinh kế ở các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam. Đồng bào dân tộc thiểu số chính là đại diện của những người nghèo ở Việt Nam. Điều này một phần là do điều kiện địa lý khó khăn và nhiều khu vực miền núi vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản như đường giao thông, hệ thống vệ sinh môi trường. Rõ ràng là việc kiếm sống trở nên khó khăn hơn đối với người dân nông thôn nếu không có đường giao thông phù hợp: việc tiếp cận thị trường để bán sản phẩm là rất khó khăn và mất thời gian. Để giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số thì việc có cơ sở hạ tầng tốt hơn là điều cần thiết và điều đó cũng chứng tỏ các dự án đang phát huy hiệu quả.

Kỹ năng thực tế có thể tạo ra sự khác biệt

Ông Hà Hùng – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm và bà Elina Poikonen -  Đại biện lâm thời ký Biên bản Ghi nhớ bàn giao dự án Trong vòng chưa đầy ba năm, dự án do Phần Lan tài trợ đã thu được những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ Ủy ban Dân tộc và các xã thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế cho người dân. Dự án đã triển khai các hoạt động như đào tạo và xây dựng năng lực cho các cán bộ trung ương và địa phương làm việc trong lĩnh vực cải thiện sinh kế và công tác người nghèo. Các cán bộ ở 8 tỉnh tham gia dự án đã được xây dựng năng lực nhằm hiểu rõ cách thức thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế phù hợp và hiệu quả cho các nhóm dễ bị tổn thương. Họ được nâng cao kỹ năng và kiến ​​thức về lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, và đánh giá kết quả của những hoạt động này cũng như được xây dựng năng lực về các vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số và các điều kiện đặc biệt ở khu vực miền núi.

Một phần của bức tranh lớn

Dự án này là một trong những nỗ lực hợp tác của Phần Lan cùng với các nhà tài trợ khác nhằm hỗ trợ Chương trình Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm của Chính phủ Việt Nam dành cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số được biết đến như là Chương trình 135 giai đoạn 2. Chương trình 135 nhằm mục đích giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc đa dạng hoá nguồn thu nhập và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản như: đường giao thông, nước sạch, vệ sinh môi trường, điện, trường học, trạm y tế. Theo báo cáo tiến độ năm 2010, tỷ lệ nghèo đã giảm từ 47% năm 2006 xuống còn 31% năm 2009 tại các cộng đồng được hỗ trợ. Tại lễ bàn giao dự án, ông Hà Hùng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã khẳng định  đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số người nghèo ở Việt Nam, họ có điều kiện sống thấp và còn tiếp cận hạn chế với sự phát triển chung của cả nước.

Tính bền vững là điều quan trọng

Đội ngũ cố vấn kỹ thuật của dự án và các cán bộ của Uỷ ban Dân tộc trong lễ bàn giao dự án Trong buổi lễ bàn giao dự án, bà Elina Poikonen - Đại biện lâm thời đã nhấn mạnh những tác động lâu dài của dự án: "Đào tạo và trang bị cho mọi người các kỹ năng để họ giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm cải thiện sinh kế của gia đình và con cái là một công cụ quan trọng để bảo đảm tính bền vững của dự án. Chúng tôi rất vui mừng khi thấy rằng dự án do Phần Lan tài trợ đã góp phần mang lại điều  này. Chúng tôi cũng rất tự hào khi thấy dự án này đã được coi là một mô hình hỗ trợ cấp cơ sở tốt trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi mong muốn rằng những thành tựu này vẫn sẽ được giữ trong những nỗ lực tới đây của các bạn ở các chương trình trong tương lai."